Facebook, Zalo, Instagram,... làm rất tốt nhiệm vụ của mình là kết nối cộng đồng, giúp chúng ta giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách sẽ mang lại tác hại trực tiếp cho người dùng. Cùng theo dõi bài viết để biết tác hại cũng như làm thế nào để sử dụng mạng xã hội hiệu quả nhé!
1. Tốn thời gian
Mạng xã hội nghiên cứu rất kỹ về hành vi người dùng, họ sẽ khiến người dùng sa vào bẫy. Cảm thấy dễ chịu và thoải mái khi cứ mãi lướt lướt trên bảng tin. Người dùng sẽ không thể kiểm soát được thời lượng sử dụng của mình dẫn đến việc sa đọa, tốn quá nhiều thời gian mà không hay biết.
Do vậy, khi sử dụng mạng xã hội trong những lúc rảnh rỗi, bạn hãy chọn chế độ hẹn giờ trong điện thoại để báo cho bạn thời lượng sử dụng hợp lí, tránh việc lãng phí thời gian quá nhiều.
![Tốn thời gian]()
2. Giảm tương tác giữa người với người trực tiếp
Mạng xã hội thường tạo cảm giác cho người dùng bớt cô đơn bởi họ có một “người bạn vô hình” trong một không gian ảo. Tuy nhiên, trong những lúc họp hội, tụ tập bạn bè hoặc đang nói chuyện với mọi người trực tiếp thì không nên lướt mạng xã hội.
Việc sử dụng mạng xã hội khi đang nói chuyện với người khác sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu, như có một bức tường vô hình giữa hai người.
![Giảm tương tác giữa người với người trực tiếp]()
3. Mất ngủ
Việc sử dụng mạng xã hội thường xuyên vào buổi tối sẽ gây mất ngủ do ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại hoặc máy tính sẽ khiến não bạn bị rối loạn sinh học. Lâu ngày sẽ khiến ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, hại đến sức khỏe và tinh thần.
Do vậy, hạn chế sử dụng mạng xã hội vào buổi tối hoặc ngưng sử dụng trước khi ngủ 1-2 tiếng sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ hơn.
![Mất ngủ]()
4. Tự ti về bản thân
Việc thường xuyên so sánh cuộc sống của bản thân với “cuộc sống ảo” của người khác trên mạng xã hội khiến bạn có xu hướng suy nghĩ tự ti, e dè về bản thân của mình hơn.
Hãy tiếp xúc, giao tiếp với người dùng ngoài đời thực nhiều hơn là đánh giá họ qua trang cá nhân để tránh gây những suy nghĩ sai lệch, tự ti về bản thân.
![Tự ti về bản thân]()
5. Suy nghĩ tiêu cực
Các kênh báo thường sẽ chia sẻ các thông tin giật tít, tiêu cực để thu hút người dùng hơn. Do vậy, khi sử dụng mạng xã hội không đúng cách, ta sẽ thường phải tiếp xúc những thông tin tiêu cực gây ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của bản thân.
Hủy theo dõi các kênh thường xuyên đăng tải các tin giật gân, sai sự thật. Các trang thường xuyên đăng những trạng thái có cảm xúc buồn, tiêu cực.
![Suy nghĩ tiêu cực]()
6. Tiếp xúc với nhiều thông tin không chính xác, sai lệch
Mạng xã hội là một nguồn cung cấp nhiều thông tin chưa có kiểm duyệt kỹ càng. Do vậy, tình trạng thông tin không chính xác, sai lệch là điều khó tránh khỏi. Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua cũng có rất nhiều cá nhân bị xử phạt vì hành vi đưa tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận.
Do vậy, bạn cần chắt lọc, nắm bắt những nguồn tin chính thống để tránh “rước họa vào thân” cũng như gây hoang mang cho người khác.
![Tiếp xúc với nhiều thông tin không chính xác, sai lệch]()
7. Bắt nạt trên mạng xã hội
Trong bảng tin của VTV từng đề cập “Chưa bao giờ việc ghét một ai đó và việc kêu gọi mọi người cùng ghét một ai đó lại dễ dàng như lúc này” .Khi đề cập đến sự xuất hiện của hàng loạt Group AntiFan người nổi tiếng.
Bởi người dùng luôn cảm thấy an toàn, có một vỏ bọc là sự “vô danh” và không cảm nhận được việc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi xúc phạm hay bắt nạt một ai trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, Luật an ninh mạng đã có hiệu lực nên hãy là một người dùng thông thái. Tránh tham gia các group tiêu cực hoặc theo đám đông thực hiện những hành vi sai trái trên mạng xã hội.
![Bắt nạt trên mạng xã hội]()
8. Dễ đổ vỡ trong tình cảm
Mạng xã hội sẽ rất đẹp khi là nơi để các cặp đôi yêu nhau chia sẻ những khoảnh khắc, kỷ niệm đáng nhớ. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách sẽ khiến các cặp đôi dễ đổ vỡ.
Các dòng tin nhắn khi trao đổi qua mạng xã hội sẽ dễ khiến đối phương hiểu lầm bạn vì bạn không thể thể hiện hết được cảm xúc của mình lúc giao tiếp.
Hãy chia sẻ vừa đủ những khoảnh khắc tình cảm của mình. Thường xuyên gặp nhau hẹn hò để hiểu nhau nhiều hơn thay vì chỉ giao tiếp bằng những dòng tin nhắn “vô giác”.
![Dễ đổ vỡ trong tình yêu]()
9. Lơ là các mục tiêu bản thân
Việc thường xuyên sử dụng mạng xã hội để đọc các tin tức thiếu giá trị hoặc để “giết thời gian” vô tình gây ảnh hưởng đến sức khỏe và mục tiêu sống của bạn. Khiến bạn chán nản, mệt mỏi, uể oải và không muốn làm việc, ảnh hưởng đến mục tiêu về công việc và học tập.
Do vậy, bạn cần phân bố thời gian hợp lý cho việc giải trí, rèn luyện sức khỏe, “cai nghiện” việc sử dụng mạng xã hội. Thay thế vào đó là các thói quen tốt như chơi thể thao, đọc báo từ nguồn chính thống, học kỹ năng cần thiết,…
![Lơ là các mục tiêu bản thân]()
10. Giảm sút khả năng sáng tạo.
Chức năng chia sẻ của mạng xã hội luôn được mọi người đề cao, tôn vinh vì nó khiến cuộc sống của chúng ta trở nên đa dạng, phong phú và học hỏi ở nhau nhiều hơn. Tuy nhiên, đây cũng là con dao hai lưỡi khi tạo tâm thế cho người dùng ỷ lại, “sao chép” mà không tự sáng tạo ra cái của bản thân mình.
Do thế, học hỏi là tốt, nhưng biết học để cải thiện và trao dồi bản thân chứ không chỉ là sao chép từ người khác.
![Giảm sút khả năng sáng tạo.]()
Những mẫu điện thoại đang được kinh doanh tại Thế Giới Di Động.
Bài viết cung cấp các ảnh hưởng xấu của mạng xã hội đến cuộc sống của bạn, hy vọng bạn sẽ phân bố thời gian sử dụng mạng xã hội hợp lý để có một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc. Cám ơn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại ở những bài viết kế tiếp.
Bạn có làm được hướng dẫn này không?
Có
Không