Hiện nay ổ cứng SSD không còn mấy gì xa lạ với người dùng máy tính, vậy SSD hiện tại trên thị trường có bao nhiêu loại và phân cấp như thế nào thì trong bài viết này cùng mình tìm hiểu nhé.
1. Loại SSD:
-Có 4 loại thường sử dụng:
+2.5'' SATA (Serial ATA): là loại SSD phổ biến nhất. Dễ dàng cài đặt và có kích thước tương tự các ổ cứng HHD gắn laptop.
![+2.5'' SATA (Serial ATA): là loại SSD phổ biến nhất. Dễ dàng cài đặt và có kích thước tương tự các ổ cứng HHD gắn laptop.]()
+mSATA: là SSD dạng SATA với cổng kết nối dạng nhỏ phù hợp với các dòng máy tính nhỏ, nhẹ. Trên thực tế thì những ổ cứng SSD mSATA chỉ có kích thước nhỏ hơn nhiều so với ổ cứng SSD SATA 2.5 Inch.
![+mSATA: là SSD dạng SATA với cổng kết nối dạng nhỏ phù hợp với các dòng máy tính nhỏ, nhẹ. Trên thực tế thì những ổ cứng SSD mSATA chỉ có kích thước nhỏ hơn nhiều so với ổ cứng SSD SATA 2.5 Inch.]()
+M.2 : là loại ssd với kích thước chỉ cỡ bằng một thanh RAM thu nhỏ, ổ cứng SSD M.2 đã trở thành tiêu chuẩn cho laptop nhỏ, nhẹ và không những vậy, có rất nhiều mainboard của máy bàn hiện nay cũng hỗ trợ loại ổ cứng này và còn có sẵn nhiều khe cắm M.2 để bạn có thể sử dụng nhiều ổ SSD để chạy RAID.
Và hầu hết các SSD M.2 có kích thước chiều rộng là 22mm và chiều dài là 42mm, 60mm, 80mm, nhưng kích thước chiều dài chủ yếu là 80mm. Cũng có rất ít người biết rằng phần số trong tên của ổ M.2 là thể hiện chiều rộng và chiều dài của sản phẩm. Ví dụ như là M.2 2280.
![+M.2 : là loại ssd với kích thước chỉ cỡ bằng một thanh RAM thu nhỏ, ổ cứng SSD M.2 đã trở thành tiêu chuẩn cho laptop nhỏ, nhẹ và không những vậy, có rất nhiều mainboard của máy bàn hiện nay cũng hỗ trợ loại ổ cứng này và còn có sẵn nhiều khe cắm M.2 để bạn có thể sử dụng nhiều ổ SSD để chạy RAID. Và hầu hết các SSD M.2 có kích thước chiều rộng là 22mm và chiều dài là 42mm, 60mm, 80mm, nhưng kích thước chiều dài chủ yếu là 80mm. Cũng có rất ít người biết rằng phần số trong tên của ổ M.2 là thể hiện chiều rộng và chiều dài của sản phẩm. Ví dụ như là M.2 2280.]()
+PCIe Add-in Card (AIC): được cắm vào máy tính qua khe PCI Express vốn được dùng để kết nối card đồ họa. Cho nên những ổ SSD dạng này thường có tốc độ truy xuất dữ liệu cực nhanh. Và chúng có thể chỉ sử dụng được trên máy bàn do những ổ AIC cần được cắm vào một khe PCIe x4 hoặc x16.
![+PCIe Add-in Card (AIC): được cắm vào máy tính qua khe PCI Express vốn được dùng để kết nối card đồ họa. Cho nên những ổ SSD dạng này thường có tốc độ truy xuất dữ liệu cực nhanh. Và chúng có thể chỉ sử dụng được trên máy bàn do những ổ AIC cần được cắm vào một khe PCIe x4 hoặc x16.]()
2. Các chuẩn bộ nhớ và phân cấp
-Có 4 chuẩn bộ nhớ:
+SLC (Single- Level Cell): là loại bộ nhớ đầu tiên và là hình thức lưu trữ dữ liệu chính trong nhiều năm. Đây là loại bộ nhớ này chỉ lưu trữ một chút dữ liệu trên mỗi cell, khiến nó trở nên cực kỳ nhanh và có độ bền tốt.
+MLC (Multi- Level Cell): được ra mắt sau SLC và là loại lưu trữ được lựa chọn nhiều trong nhiều năm qua bởi khả năng lưu trữ dữ liệu nhiều ở mức giá thấp, mặc dù tốc độ có chậm hơn SLC.
![+MLC (Multi- Level Cell): được ra mắt sau SLC và là loại lưu trữ được lựa chọn nhiều trong nhiều năm qua bởi khả năng lưu trữ dữ liệu nhiều ở mức giá thấp, mặc dù tốc độ có chậm hơn SLC.]()
+TLC (Triple- Level Cell): là loại lưu trữ tiêu chuẩn của các ổ SSD dành cho người tiêu dùng đại trà hiện nay. Mặc dù TLC chậm hơn MLC, nhưng như tên gọi của nó, khả năng lưu trữ dữ liệu dày đặc của TLC giúp tăng dung lượng.
![+TLC (Triple- Level Cell): là loại lưu trữ tiêu chuẩn của các ổ SSD dành cho người tiêu dùng đại trà hiện nay. Mặc dù TLC chậm hơn MLC, nhưng như tên gọi của nó, khả năng lưu trữ dữ liệu dày đặc của TLC giúp tăng dung lượng.]()
+QLC (Quad- Level Cell): như cái tên của nó, với mật độ lưu trữ đến 4 lớp tăng khả lưu trữ lớn hơn.
![+QLC (Quad- Level Cell): như cái tên của nó, với mật độ lưu trữ đến 4 lớp tăng khả lưu trữ lớn hơn.]()
Bảng so sánh giữa 3 chuẩn bộ nhớ MLC, TLC, QLC.
![Bảng so sánh giữa 3 chuẩn bộ nhớ MLC, TLC, QLC.]()
3. Công nghệ chuẩn SSD có cần quan tâm đến khi sử dụng ổ cứng SSD hay không ?
Với 4 chuẩn bộ nhớ trên thì tùy vào mục đích sử dụng và mỗi chuẩn bộ nhớ đều được ứng dụng nhiều công nghệ sản xuất khác nhau nên chúng có ưu và nhược điểm khác nhau. Vì vây ,là một người tiêu dùng thông minh thì chúng ta không cần phải quá hiểu rõ về chúng nhưng chúng ta cần phải biết cách phân biệt nhưng công nghệ bộ nhớ của ổ cứng SSD để lựa chọn sản phẩm thích hợp cho công việc của mình.
Đối với những người dùng cơ bản như giới văn phòng thì việc lựa chọn ổ cứng phù hợp với túi tiền là ổn.
Còn với những doanh nghiệp hoặc những người chuyên môn cần lưu trữ hoặc truy xuất dữ liệu nhanh hay bộ nhớ dữ liệu lớn thì cần phải dựa vào các ưu và nhược điểm của từng chuẩn bộ nhớ để đưa ra lựa chọn thích hợp nhất với mục đích sử dụng của mình.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm.
109 lượt xem
Chấm điểm bài viết
Cám ơn bạn đã đánh giá bài viết