Màn hình LCD (Liquid Crystal Display) hay màn hình tinh thể lỏng được khá nhiều thiết bị điện tử sử dụng. Màn hình công nghệ này dùng đèn nền để tạo ánh sáng chứ không tự phát sáng được.
1. Cấu tạo của màn hình LCD
Màn hình LCD được cấu tạo từ nhiều lớp xếp chồng lên nhau, bắt đầu bằng kính lọc phân cực nằm dọc (1) lọc ánh sáng tự nhiên, 2 lớp kính có điện cực ITO (2, 4) kẹp chặt lớp tinh thể lỏng ở giữa (3), một lớp kính lọc phân cực nằm ngang (5) nữa và kết thúc bằng gương phản xạ ánh sáng (6) cho người xem.
![Cấu tạo của màn hình LCD]()
Màn hình LCD hiển thị màu sắc được bởi những điểm ảnh chứa tinh thể lỏng có thể thay đổi màu sắc cũng như cường độ ánh sáng. Những điểm này hiển thị màu sắc theo quy tắc phối màu phát xạ từ 3 màu lam, lục và đỏ. Và từ đó những điểm ảnh tắt hoặc bật 3 màu này để tạo ra một điểm màu, tập hợp nhiều điểm màu cho ra một hình ảnh hiển thị trên màn hình LCD.
![Cấu tạo của màn hình LCD | Nokia 8.3 5G]()
2. Nhược điểm của màn hình LCD
Vì mật độ điểm ảnh trên màn LCD rất thấp nên khi ra ngoài ánh sáng mặt trời thì màu sắc hiển thị rất kém cũng như dễ nhìn thấy các hoạt điểm ảnh trên màn hình.
![Nhược điểm của màn hình LCD | Nokia 8.3 5G]()
3. Màn hình LCD có mặt trên sản phẩm nào
Cũng vì vậy mà giá thành màn hình LCD khá rẻ và chỉ được áp dụng trên những dòng điện thoại giá rẻ. Từ màn hình LCD những nhà sản xuất đã phát triển thành màn hình TFT - LCD, màn hình IPS LCD, LED-backlit IPS LCD với chất lượng cao hơn.
Hy vọng với bài viết vừa rồi, Thế Giới Di Động có thể giúp bạn hiểu hơn về công nghệ màn hình LCD. Nếu có góp ý hay đóng góp gì thêm, bạn hãy để lại bình luận bên dưới nhé!