Phong trào thiết kế laptop siêu mỏng nhẹ có lẽ giờ đã chuyển sang làm laptop trở nên nhỏ gọn hơn, với người đang dẫn đầu là ASUS. Cùng đánh giá laptop ASUS Vivobook 15 A512FA, chiếc Ultrabook 15 inch nhỏ nhất thế giới tính tới thời điểm hiện tại.

Lưu ý:
- Asus Vivobook 15 A512FA có rất nhiều phiên bản khác nhau. Phiên bản mình đang sử dụng để đánh giá là phiên bản rút gọn nhằm giảm giá thành sản phẩm, nên đã bị lược bỏ đi khá nhiều tính năng liên quan tới màn hình, thiết kế phần cứng cũng như cấu hình.
- Trong bài viết, thay vì gọi tên đầy đủ ASUS Vivobook 15 A512FA i5 8265U/8GB/1TB/Win10 (EJ552T), mình sẽ gọi nhanh là Vivobook 15.
1. Thiết kế
Vivobook 15 có tới 4 phiên bản với các màu sắc khác nhau, bao gồm: Xanh dương, xám đen, trắng bạc và đỏ cam. Đây đều là những màu sắc đẹp mắt và bản mình đang sử dụng để đánh giá có màu trắng bạc.
Nếu chỉ nhìn về vẻ bên ngoài, trông Vivobook 15 khá giống với phiên bản Vivobook S15. Điểm khác biệt duy nhất có lẽ là các góc cạnh trên Vivobook 15 được làm vuông vắn hơn, tạo cảm giác khỏe khoắn và mạnh mẽ.
Toàn bộ lớp vỏ của máy được làm bằng chất liệu nhựa, nên khối lượng máy chỉ tầm 1.6 kg, vừa đủ nhẹ để bạn có thể mang đến bất cứ nơi đâu để làm việc.
Nhờ vào khung viền màn hình siêu mỏng mà thân hình của Vivobook 15 đã được thu gọn đáng kể, khiến ASUS tự hào nói rằng đây là chiếc Ultrabook 15 inch nhỏ nhất thế giới tính tới thời điểm hiện tại.
Máy cũng sở hữu bản lề Ergolift và cái "gù" thì cũng không quá lớn như trên bản Vivobook S15 nên sẽ nâng góc bàn phím lên 2 độ để bạn có thể đánh máy thoải mái hơn.
Tóm gọn lại về thiết kế thì mình có thể nói nhanh ở Vivobook 15 là "đơn giản, mỏng nhẹ và nam tính".
2. Màn hình
ASUS Vivobook 15 A512FA sở hữu màn hình 15 inch, độ phân giải Full HD, cho màu sắc đẹp mắt, độ sáng cao, độ tương phản ở mức tốt. Những ưu điểm này cho phép các bạn có thể sử dụng máy trong nhiều điều kiện khác nhau như trong nhà hay ngoài trời.
Công nghệ Nano Edge cũng được tích hợp trên Vivobook 15 khiến cho gần như cả 4 cạnh viền trở nên siêu mỏng. Hai cạnh bên mỏng nhất lên tới 5.7 mm và tỉ lệ diện tích hiển thị màn hình lên tới 88%.
Điểm trừ duy nhất mình thấy trên màn hình này là thiếu đi góc nhìn rộng. Có lẽ đây là phiên bản giá thấp nên tính năng này đã bị lược bỏ để giảm giá thành của sản phẩm.
3. Bàn di chuột, bàn phím và cảm biến vân tay
Bàn phím trên Vivobook 15 về cơ bản giống hệt như trên Vivobook S15. Đây là bàn phím kích thước đầy đủ (có thêm bàn phím số bên tay phải) tạo điều kiện thuận lợi khi người dùng cần nhập số. Phím bấm có hành trình ngắn, kích thước hơi nhỏ, khoảng cách phím hợp lý và độ nảy tốt.
Khi gõ phím, mình cảm giác nhẹ nhàng, tốc độ gõ có thể lên tới hơn 70 từ/phút. Điểm trừ của bàn phím trên máy là thiếu đi đèn nền với 3 mức điều chỉnh độ sáng. Chắc chắn đây lại là một sự lược bỏ để làm giảm giá thành cho máy.
Trackpad trên máy được thừa hưởng hết từ dòng Vivobook. Bề mặt trên bàn di chuột là tấm nhựa mỏng, cho cảm giác di tay bên trên mượt mà, tốc độ phản hồi của con trỏ cũng ở mức nhanh.
Cuối cùng là cảm biến vân tay như thường lệ được đặt tích hợp cùng với trackpad. Cảm biến một chạm này cho tốc độ nhận vân tay nhanh, giúp nâng cao bảo mật cho máy.
4. Cấu hình và hiệu năng
Điểm nhanh về cấu hình của ASUS Vivobook 15 thì phiên bản mình đang dùng để đánh giá có mức cấu hình tầm trung, cụ thể:
- CPU: Intel Core i5 8265U.
- RAM: 8 GB.
- Ổ cừng: HDD 1 TB.
- Card đồ họa tích hợp: Intel Graphics 620.
Mở đầu vẫn là bài đánh giá hiệu năng với phần mềm Geekbench. Khá bất ngờ khi mình thấy điểm số của máy lên tới 37.028 điểm, khá cao so với mặt bằng chung của những chiếc ultrabook cùng phân khúc.
Hơi tiếc một chút khi máy chỉ sử dụng ổ cứng HDD nên tốc độ đọc khi của máy ở mức bình thường. Khi mở máy hay ứng dụng diễn ra có độ trễ hơn một chút so với ổ SSD. Đo đạc tốc độ đọc ghi ổ cứng bằng phần mềm Crystal Disk Mark cho thấy máy có tốc độ đọc tối đa có thể lên tới 136.7 MB/s và ghi là 135.0 MB/s.
Thực tế khi sử dụng, mình cảm nhận thấy khởi động các phần mềm có phần hơi chậm, nhưng khi chúng đã hoạt động thì khá ổn và trơn tru.
Ví dụ như Chrome, mình có thể mở lên tới 50 tab và khi máy đã load hết thì chạy khá là ổn. Tuy nhiên, khi mở thêm Photoshop lên thì mình thấy máy hoạt động chậm lại, mọi thứ có vẻ hơi bị chậm và có chút gì đó khá là "lag" một chút xíu.
Ngay sau đó, mức tiêu tốn RAM đã lên tới hơn 70% nhưng mình vẫn muốn thử đa nhiệm máy có thể trụ được tới đâu nên đã mở Photoshop lên để thử thì đáng tiếc là lúc đó máy gần như hoạt động chậm lại tới mức muốn đóng băng. Sau đó mình buộc phải tắt hết Chrome đi để tiếp tục xử lý trên Photoshop. Thực tế mọi thứ diễn ra như thế nào thì các bạn có thể xem trong video bên dưới.
Cuối cùng là màn chiến game thì mình lựa chọn tựa game hơi nặng một chút là CS:GO. Sau khi đã chỉnh xuống cấu hình tối thiểu thì mình chỉ chơi được ở mức 30 FPS. Chỉ vừa đủ để chơi, game ít gặp tình trạng giật, lag, nhưng đi kèm với FPS thấp khiến mình cảm thấy độ khó của game tăng thêm rất nhiều.
Có thể nói rằng, nếu chỉ chấm điểm bằng các phần mềm Benchmark thì chúng ta thấy hiệu năng của Vivobook 15 rất cao nhưng thực tế khi sử dụng lại không đạt được như kỳ vọng. Nếu như các bạn mua phiên bản này thì mình khuyên rằng chúng ta nên nâng cấp thêm ổ SSD để cho tốc độ của máy hoạt động nhanh hơn, hoặc tốt hơn là chúng ta nên lựa chọn những phiên bản đã lắp sẵn ổ SSD để cải thiện được tốc độ mở phần mềm cũng như hiệu suất của máy.
5. Tản nhiệt
Máy có hai khe tản nhiệt lớn ở phía mặt sau, chất lượng tản nhiệt thì mình đánh giá ở mức trung bình. Khi sử dụng với tần suất vừa phải, máy chỉ chạy các phần mềm văn phòng thông thường, tản nhiệt hoạt động ổn, nhiệt độ vào khoảng từ 45 - 50 độ C.
Nếu sử dụng thêm các phần mềm đồ họa, chỉnh sửa ảnh như Photoshop, hoặc mở nhiều tab Chrome một chút, thì chỉ trong một thời gian ngắn, nhiệt độ CPU có thể vượt lên trên mốc 80 độ C và máy có cảm giác khá nóng ở phần chiếu nghỉ tay bên phải.
6. Thời lượng pin
Với Vivobook 15, mình test pin trong điều kiện độ sáng màn hình 80%, wifi mở liên tục, loa ngoài 70% và sử dụng đa tác vụ với phần mềm Chrome, Excel. Kết hợp tính toán và đo đạc cùng với phần mềm Batterymon, máy có thể sử dụng gần 8 giờ liên tục trong điều kiện trên.
Điều này đồng nghĩa với việc khi sạc đầy pin cho máy thì bạn có thể yên tâm sử dụng cả ngày để làm việc trên công sở mà không lo máy sẽ hết pin giữa chừng.
Kết luận
Hiện tại thì chiếc laptop này chưa được bán chính thức ở Việt Nam, nhưng với cấu hình như kể trên thì dự đoán mức giá cho chiếc laptop này sẽ vào khoảng từ 14 - 15 triệu đồng.
Đây là một chiếc laptop có thiết kế đẹp, nhỏ gọn, thích hợp cho dân văn phòng. Đặc biệt thích hợp cho những người phải làm việc với những con số như kế toán, kiểm toán.
Còn bạn nghĩ sao về chiếc laptop này, hãy để lại bình luận dưới đây nhé.
Xem thêm:
- Đánh giá ASUS Vivobook A510UN i7 8550U: Mỏng, nhẹ và cấu hình mạnh mẽ
- Đánh giá Asus Vivobook S14 phiên bản có card đồ họa rời GeForce MX150
Bài viết liên quan
-
Trên tay ASUS VivoBook E210MA: Thiết kế nhỏ gọn xinh xinh, hiệu năng vừa tầm và giá chỉ 6 triệu ư? 2
29/11/20 -
Trên tay ASUS VivoBook 15: Thiết kế mỏng nhẹ nhưng điểm sáng lại là chip Intel thế hệ thứ 11
05/11/20 -
Trên tay ROG Zephyrus S17: Laptop gaming siêu mỏng, cấu hình cực mạnh
01/11/20 -
Trên tay ASUS ROG Strix G17: Laptop gaming màn hình lớn chơi game đã thiệt
30/10/20 -
Asus trình làng chiếc laptop ExpertBook P2451 mới dành cho doanh nhân với trọng lượng siêu nhẹ cùng với vẻ ngoài sang trọng, lịch lãm
28/10/20 -
Trên tay Lenovo Yoga Duet 7: Thiết kế kiểu All in One, mỏng nhẹ hơn, đa dụng hơn
03/10/20
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.