Hầu hết chiếc smartphone nào cũng được lắp tiệm cận ở trên máy. Nó có nhiệm vụ làm tắt màn hình lúc bạn áp tai vào mỗi khi có cuộc gọi. Và để hiểu biết hơn về tiệm cần, thì bài viết này sẽ chỉ rõ hơn cho bạn biết nhé.
Cảm biến tiệm cận là gì?
Cảm biến tiệm cận (tên tiếng Anh là Proximity Sensors) là loại cảm biến thường được đặt ở mặt trước của các smartphone có tác dụng để phát hiện khi có vật đến gần cảm biến.
![tiệm cận là gì?]()
Nguyên lý hoạt động của cảm biến tiệm cận
Cảm biến tiệm cận thường phát ra một loại trường điện từ, một chùm bức xạ hoặc một loại ánh sáng (ví dụ ánh sáng hồng ngoại), sau đó nó sẽ giám sát sự thay đổi của trường hoặc những tín hiệu trả về để quyết định xem bạn có đang đưa smartphone lại gần hay không. Từ đó khởi động một số chức năng có gắn cảm biến tiệm cận. Và đó là lí do màn hình của bạn tự động tắt mỗi khi bạn áp tai vào lúc có cuộc gọi.
![nguyên lý hoạt động của tiệm cận]()
Có mấy loại cảm biến tiệm cận?
Có 2 loại cảm biến tiệm cận thường thấy là cảm biến tiệm cận cảm ứng phát hiện các vật bằng cách tạo ra trường điện từ và cảm biến tiệm cận điện dung phát hiện các vật bằng cách tạo ra trường điện dung tĩnh điện.
Khoảng cách mà cảm biến tiệm cận có thể phát hiện ra có vật tới gần vào khoảng 2-5 cm, tuy nhiên cũng có một số loại cảm biến chuyên dụng trong công nghiệp có thể phát hiện ở khoảng cách xa hơn.
Tham khảo 1 số sản phẩm hỗ trợ cảm biến tiệm cận bên dưới!
Hỏi Đáp Thế Giới Di Động