Nghệ sĩ Chí Tài qua đời do đột quỵ, vậy căn bệnh này là gì? Có cách thức hoặc thiết bị nào ngăn ngừa được không?

Nghệ sĩ Chí Tài, được biết đến như một nghệ sĩ, diễn viên hài nổi tiếng tại Việt Nam đã qua đời vào chiều 9/12 vì căn bệnh đột quỵ. Tin tức khiến hàng loạt nghệ sĩ, người hâm mộ và khán giả bàng hoàng, xót xa. Vậy đột quỵ là gì? Có ngăn ngừa được không? Có thiết bị nào phòng tránh được?
Đây không phải là một bài viết đu theo trend. Do nghệ sỹ Chí Tài là người của công chúng, nên mình nghĩ chia sẻ và cảnh báo về căn bệnh đột quỵ lúc này sẽ giúp nhiều người quan tâm, tự bảo vệ sức khoẻ của mình tốt hơn!
Đột quỵ là gì?
Theo mình tìm hiểu, đột quỵ là một tổn thương đến não xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc bị giảm đáng kể. Lúc này não bị thiếu oxy và dinh dưỡng, do đó các tế bào máu bắt đầu chết sau vài phút. Vì thế, đột quỵ được cho là một tình huống cấp cứu y tế cần điều trị kịp thời.
Đột quỵ có ngăn ngừa được không?
Có nhiều yếu tố khiến một người dễ bị đột quỵ, bao gồm các yếu tố có thể kiểm soát được (những điều bạn có thể thay đổi) và không thể kiểm soát được (những điều bạn không thể thay đổi), nhưng bạn vẫn có thể phòng tránh được hơn một nửa số loại đột quỵ bằng cách chăm sóc y tế và thay đổi lối sống.
Nhưng điều có thể thay đổi
- Chứng tăng huyết áp (cao huyết áp): Nguy cơ đột quỵ bắt đầu tăng khi huyết áp ở trên mức 115/75. Cao huyết áp, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ, do làm tổn thương thành động mạch và tăng hoạt động đông máu, dẫn đến hình thành các cục máu đông gây đột quỵ.
- Hút thuốc: Làm tăng gấp đôi nguy cơ gây đột quỵ, do hút thuốc làm tổn thương thành mạch máu, làm tăng quá trình xơ cứng động mạch, khiến tim mạch làm việc nhiều hơn và làm tăng huyết áp.
- Cholesterol cao và thừa cân: Mức cholesterol từ 200 trở xuống được cho là tốt cho người trưởng thành. Cholesterol thừa có thể tích tụ trên thành động mạch và dẫn đến tắc động mạch. Thừa cân làm quá tải toàn bộ hệ tuần hoàn và mở đường cho các yếu tố gây đột quỵ như cao huyết áp.
Những điều không thể thay đổi, nhưng có thể giảm thiểu ảnh hưởng
- Tuổi tác: Nghiên cứu cho thấy nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi mỗi 10 năm kể từ tuổi 55.
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn một chút so với nữ giới.
- Chủng tộc: Người Mỹ gốc phi có nguy cơ đột quỵ cao hơn gần gấp đôi so với người da trắng.
- Tiền sử gia đình: Bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nếu gia đình có người từng bị đột quỵ.
- Bệnh tim mạch: Bị đau tim có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Như đã nói, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa đột quỵ bằng cách kiểm soát huyết áp, bỏ thói quen xấu và có một lối sống lành mạnh hơn. Thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, đồng thời làm giảm tác nhân gây thừa cân, từ đó giảm nguy cơ bị đột quỵ.
Bạn cũng có thể trang bị cho mình một số thiết bị có thể cảnh báo các tác nhân gây đột quỵ, như đồng hồ thông minh chẳng hạn. Trên thực tế, đồng hồ Apple Watch của Apple đã cứu sống được nhiều người dùng thông qua việc cảnh báo cơn đau tim có thể dẫn tới đột quỵ.
Hồi tháng 8/2019, một bệnh nhân tên Rowe chia sẻ rằng cô bị hen suyễn trong một thời gian dài, sau đó xuất hiện thêm triệu chứng khó thở, mệt mỏi bất thường. Nhưng thật may mắn, bởi chiếc Apple Watch đã cảnh báo cho cô về tình trạng rối loạn nhịp tim có nguy cơ gây đột quỵ.
Tóm lại, đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm cần được điều trị tức thời, có nhiều yếu tố dẫn đến đột quỵ bao gồm yếu tố có thể kiểm soát và không thể kiểm soát. Có thể giảm nguy cơ gây đột quỵ bằng cách tập thể dục, thay đổi lối sống, bỏ các thói quen xấu như hút thuốc, ăn uống điều độ.
Bạn có nhưng thói quen xấu nào có thể gây đột quỵ không? Thay đổi ngay trước khi quá muộn nhé!
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.